Khi lần đầu được nếm thử loại quả này, tôi từng phải thốt lên vì nó thực sự rất ngon, và cho đến khi biết đây là quả vú sữa thì quả thật việc so sánh khi bóp mạnh quanh trái lớp vỏ mềm dần dần nứt ra một khe hở nhỏ, một dòng sữa trắng sóng sánh tiết ra có vị thơm ngọt như sữa mẹ hiện ra quả thật không có ngoa. Vậy cây vú sữa là loại cây như thế nào, đặc điểm của nó ra sao chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé?
Cây vú sữa là gì?
Cây vú sữa là loại cây được trồng nhiều ở nước ta bao gồm các tỉnh miền nam như Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, Cà Mau… những tỉnh như miền Trung và miền Bắc cũng trồng mua bán cây vú sữa này nhưng với số lượng không quá nhiều.
Cây vú sữa có tên khoa học là Chrysophyllum cainino, thuộc họ Hồng xiêm. Cây vú sữa có nguồn gốc từ đảo Antilles và châu Mỹ nhiệt đới. Loại cây này lớn khá nhanh, tán lá rộng, có chiều cao lên tới 15m. Quả vú sữa khi chín chuyển sang màu tím đặc trưng, thịt quả rất ngọt và ngon là món ăn ưa thích của nhiều người. Hiện tại ở Việt Nam phổ biến 2 loại là vú sữa da xanh và da tía.
Đặc điểm của cây vú sữa:
Có thể chia ra thành 2 kiểu bao gồm: Đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh lí
Thứ nhất về đặc điểm hình thái:
– Cây có rễ cọc, mọc nông, phát triển nhanh, thuộc loại cây thường xanh, cây cao lên tới 10-15m. Thân cây vỏ có màu nâu, thô ráp. Tán là cây rộng xum xuê, lá có màu xanh
– Khi ra hoa, hoa nhỏ màu trắng ánh tía, mọc thành từng chùm và có mùi thơm ngát thu hút ong bướm
-Đây là loại tự thụ phấn, lưỡng tính
-Quả vú sữa khi đậu hình tròn, lúc chín có màu tía hoặc xanh đặc trưng tùy từng giống. Nhưng về cơ bản là mùi vị khá giống nhau thường có màu xanh lục xung quanh đài hoa, với kiểu hình sao trong cùi thịt. Vỏ cây nhiều nhựa và mụ không ăn được. Khi thưởng thức ra sử dụng lớp thịt quả trắng bên trong, có vị ngọt thanh mát có thể ăn luôn trực tiếp hoặc dùng làm ngueyen liệu nấu chè,…
Thứ hai về đặc điểm sinh lí:
Nhiệt độ để cây sinh trưởng thích hợp: từ 22 đến 34 độ C, phù hợp với nơi có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Loại đất sử dụng: Đất phù sa ven sôngPH:5,5-6,5 Độ cao thường nhỏ hơn 400m. Tuy nhiên cây không chịu được gió to vì rễ cây khá nông.
Tác dụng của cây vú sữa.
Hiện nay loài cây này được trồng khá phổ biến, không chỉ được trồng cây trong nhà, sân vườn mà còn được trồng ở công viên,… để tạo cảnh quan bên cạnh đó còn làm cây bóng mát. Cây giúp cung cấp oxy, lọc khói bụi ô nhiễm giúp cho đường phố xanh sạch đẹp hơn.
Cây còn đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân, thịt quả có vị ngọt cùi dày sử dụng tực tiếp hoặc làm các món ăn khác. Sử dụng lạnh cũng là một ý kiến không tồi mà còn khá thú vị.
Có nhiều bài thuốc dân gian cũng sử dụng loại cây này để chữa tả, lị, viêm nhiễm, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa,… Lá cây phơi khô có thể nấu nước chữa bệnh hoặc giã nhỏ vò nát dùng tắm có thể chữa mẩn ngứa, viêm da. Các nhà khoa học đã tìm ra đã xác định thành phần hoá học chủ yếu có trong cây vú sữa đất là các flavonoid, terpenoid, coumarin, glycosid trợ tim, triterpene (phytosterol), phenolic acid, shikimic acid (shikimic acid), choline…bên cạnh đó nhiều tác dụng dược lý cũng đã được chứng minh.
Xem thêm: