Kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm là phương pháp mới trong ngành nuôi tôm để giúp kiểm soát tốt hơn chất lượng nước ao, kiểm soát chất thải và đồng thời ngăn ngừa dịch bệnh. Đây có thể xem là phương pháp tối ưu nhằm giảm thiếu chi phí sản xuất và gia tăng lợi nhuận cho bà con. Vậy kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về cách lót bạt ao nuôi tôm.
Vì sao nên chọn kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm?
– Ao tôm lót đơn giản hóa quá trình thu gom chất thải: ngày nay nuôi tôm lót bạt dưới đáy kết hợp với xi phông giúp người nuôi dọn sạch chất thải nơi đáy ao một cách nhanh gọn, đảm bảo tôm luôn được sống trong môi trường sạch sẽ và giảm khả năng nhiễm những bệnh không đáng có.
– Thân thiện với môi trường: chất thải được xử lý sạch sẽ bằng phương pháp thủ công không dùng đến hóa chất diệt khuẩn, điều đó có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ môi trường sống.
– Tiết kiệm được chi phí và điều hòa được môi trường. Với giá thành bỏ ra khá rẻ mà khả năng thu về lợi nhuận khá cáo nên xét trong bối cảnh ao nuôi thì việc đầu tư lót bạt ao nuôi tôm là hoàn toàn cần thiết.
– Kiểm soát được nguồn nước và các yếu tố môi trường: kiểm soát được các chỉ tiêu trong ao nuôi như pH, các chất có mặt trong nước… giúp người nuôi nắm bắt được yếu tố nguồn nước nhanh hơn.
Kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm.
Mô hình lót bạt ao nuôi đang ngày càng được bà con áo dụng khá nhiều và ưa chuộng tại các vùng ĐBSCL. Để thực hiện tốt kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm bà con cần thực hiện:
Chuẩn bị ao nuôi tôm lót bạt nền đáy
+ Để áp dụng kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm , trong quá trình xử lý ao cần đầm nén kỹ bờ, làm phẳng đáy ao và có độ nghiêng về hướng cống rãnh thoát nước. Bà con nên sử dụng bạt HDPE phủ đều cả đáy ao và bờ ao. Trong quá trình trải bạt phải đảm bảo bạt nằm sát nền đáy, tốt nhất nên lắp thêm 3-4 ống thoát khí lên bờ ao, điều này giúp khi đưa nước vào ao không có hiện tượng bạt bị phồng từ dưới lên. Các bạn muốn tìm hiểu bạt HDPE lót ao nuôi tôm thì tham khảo sản phẩm tại đây:
Tham khảo sản phầm: Bạt HDPE HSE lót ao tôm
+ Nếu bà con sử dụng lại ao bạt từ vụ nuôi trước, cần thực hiện cải tạo ao nuôi thật kỹ bằng Chlorine 5% để vệ sinh bề mặt đáy và phơi bạt tối thiếu 5 ngày mới bắt đầu vào vụ mới
+ Nước cấp vào ao nuôi phải được thông qua ao lắng, ao lắng có diện tích bằng 30% ao nuôi chính. Nước bơm vào ao lắng phải được xử lý bằng Chlorine 5% với liều lượng 30ppm. Sau 10 ngày rồi bơm qua ao nuôi thông qua túi lọc, và độ sâu trong nước ao > 1,4m.
Bà con lưu ý: không nên lấy nước vào ao lắng khi nước thủy triều có hiện tượng phát sáng ban đêm hoặc có nhiều váng bọt nổi lên, nhiều huyền phù lơ lửng. Trước khi nước cấp vào ao nuôi phải được kiểm tra các thông số như độ pH, độ mặn, độ kiềm,…. (tham khảo thêm tài liệu kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm) để tránh tôm bị sốc khi thả ao.
+ Do nhu cầu cung cấp đủ oxy cho đàn tôm là rất quan trọng. Chính vì vậy bà con cũng nên lắp thêm dàn quạt nước để đảm bảo lượng oxy và thời gian chạy quạt nước cho tôm thẻ chân trắng. Quạt nước ngoài dùng để cung cấp oxy cho tôm, còn giúp đảo nước để nhiệt độ bề mặt và nhiệt độ nước đáy được cân bằng, quạt nước còn giúp gom chất thải vào giữa ao để dễ xiphong đáy ao.
Cách chọn tôm giống cho ao nuôi
Cách chọn tôm giống cũng rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến sự thành công của vụ nuôi. Chính vì vậy tôm giống cần được chọn ở những nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng. Đồng thời bà con cũng có thể sử dụng phương pháp kiểm tra tôm giống bằng PCR để phát hiện nhanh bệnh tôm. Máy PCR di động Pockit Xpress của hàng GeneReach được cung cấp bởi Nuôi tôm an toàn sẽ giúp phát hiện nhanh và sàng lọc bệnh tôm hiệu quả.
Tôm sau khi chuyển về phải được kiểm dịch, điều chỉnh độ mặn, pH giữa túi đựng tôm và ao nuôi. Nên thả tôm vào khi trời mát, cần cân bằng nhiệt độ trong ao và túi, tránh để tôm bị sốc nhiệt. Mật độ thả nuôi nên là 120-150 con/m2.
Chăm sóc và quản lý ao nuôi sau khi thả giống
+ Trong kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm thì việc chăm sóc và quản lý ao nuôi sau khi thả giống cũng rất quan trọng. Thức ăn cho tôm phải được lựa chọn bởi các nhà sản xuất uy tín. Bên cạnh đó bà con cũng phải cho tôm ăn đúng cách, đúng số lượng và lượng dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển.Tránh để thức ăn bị dư thừa quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước ao nuôi.
+ Trong thời kỳ tôm lột xác, bà con nên tăng cường bổ sung khoáng chất cho tôm để tôm lột xác đồng đều và nhanh cứng vỏ.
+ Thường xuyên quan sát ao nuôi và tôm trong ao, khi thấy có hiện tượng bất thường bà con nên kịp thời xử lý để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng tôm nuôi.
Bà con có thể tham khảo sử dụng chế phẩm vi sinh bottom-up để phân hủy thức ăn dư thừa và chất thải trong ao, xử lý bùn đáy ao, giúp cải thiện hệ vi sinh có lợi trong nền đáy ao giảm sự phát triển của vi sinh và ký sinh trùng có hại.
Men vi sinh Bottom-Up giúp phân hủy thức ăn dư thừa và cải thiện chất lượng ao
Hoặc chế phẩm vi sinh Bac-Up để làm ức chế vi khuẩn vibrio và cải thiện điều kiện môi trường ao nuôi bằng cách giảm nồng độ NH3/NO2, ổn định màu nước ao nuôi.
+ Sau 1 tháng nuôi, bà con nên tiến hành xiphong đáy ao định kỳ 4 ngày/ lần; phải xiphong đáy nhẹ nhàng, điều chỉnh van vừa phải, tránh để tôm bị hút theo ống xiphong ra bên ngoài.
+ Bà con cũng nên thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao để có biện pháp khắc phục kịp thời khi có sự cố môi trường. Luôn duy trì các yếu tố môi trường ở ngưỡng thích hợp cho tôm: pH = 7,5-8,5, độ kiềm 80-120mg/l, oxy hòa tan 4mg/l trở lên, độ mặn 15-25ppm.
Kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm nếu được chuẩn bị kỹ lượng và thực hiện đúng các bước trên sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi về kỹ thuật lót bạt ao nuôi tôm. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bà con có một vụ mùa bội thu và đạt kinh tế cao.
Mọi thông tin chi tiết cần tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0988278822 để được tư vấn tận tình.
Chúc bà con có một vụ nuôi tôm thành công!
Để hiểu sâu hơn về sản phẩm bạt lót ao tôm phục vụ lót bạt nền đáy ao, xin mời bà con tham khảo kỹ sản phẩm tại đây: https://vaidiakythuatvietnam.com.vn/bao-gia-bat-hdpe-nuoi-tom/
Xem thêm:
(1)
(2)