Ngày này người ta thường mua cây giáng hương để sử dụng với nhiều mục đích như: Trang trí ngoại thất, tạo cảnh quan xanh cho không gian nhà, hay làm cây công trình đô thị, cây trồng bóng mát tại các cơ quan, trường học, xí nghiệp…
Nguồn gốc cây giáng hương: Được cho có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, với những cánh rừng nhiệt đới là nơi xuất phát khởi nguồn của cây giáng hương.
Cây giáng hương thuộc loại thân gỗ chắc nên mọi người còn hay gọi là cây gỗ giáng hương. Thân cây có đường kính lớn, thẳng và to,cây có thể cao tới 25 – 30m. Bên ngoài thân cây là lớp vỏ nâu sẫm, sần và có nhiều nứt dọc. Thân cây có rất nhiều cành nhỏ, đặc biệt những cành non có lông nhỏ và có mủ màu đỏ. Vì vậy nhiều người nói đùa rằng: “ Mủ cây như máu của hương giáng, làm nó đau thì sẽ làm cây chảy máu”.
Lá cây có màu xanh thẫm thuôn dài hay là lá kép lông chim xẻ 1 đường. Mỗi lá có chiều dài khoảng 12cm và rộng từ 3 – 5cm tuỳ lá có cuống ngắn và có lông nhỏ mềm giúp cho lá và cây thêm phần mềm mại. Chúng không tranh nhau san sát mà mọc cách nhau tạo cảm giác thoáng mát cho người qua lại và cho thấy được sự tươi trẻ tràn đầy sức sống của thanh xuân.
Cách trồng cây giáng hương:
Cây giáng hương là loài cây ưa ánh sáng, khí hậu khô, nóng. Cây đặc biệt phát triển tốt trên môi trường đất thịt do chất đất dày và dễ thoát nước. Ngoài ra cây còn phát triển trên các đá mắc ma, trầm tích thậm chí trên những vùng đất khô, nghèo chất dinh dưỡng. Thời kỳ sinh trưởng của giáng hương khá chậm, chúng ra hoà từ đầu tháng 1 đến tháng 4, quả ra từ tháng 4 đến tháng 6 và rụng lá vào mùa khô, đông
Điều kiện: Về đất, phải dọn vệ sinh sạch sẽ khu vực mình trồng cây.
Sau khi xác định được vị trí trồng, ta đào hố với kích thước lớn hơn 30 – 40cm với phần miệng lớn hơ phần đáy hố. Sau khi đào hố, ta cần bón phân NPK từ 50 – 100gr/hố. Lớp phân phải được trộn đều dưới đáy và lớp mặt hố. Hoặc ta có thể thay NPK bằng xơ dừa (50%), tro trấu ( 30% ), phân bò (15% ) và phân vi sinh (5%).
Trước khi đưa cây xuống hố, ta xé túi bầu, phải cần thận tránh làm gãy cành, lá khi di chuyển. Sau khi cho cây vào hố, giữ cây thẳng sau đó lấp đất lại, dùng tay ấn chặt đất vào gốc. Giai đoạn chăm sóc cây là giai đoạn vô cùng quan trọng. Ta phải thường xuyên kiểm tra cây để tránh cây bị chết. Sau khoảng 1 tháng, phải làm sạch cỏ và vun gốc cho cây. Ngoài ra phải bón thêm phân cho cây phát triển tốt hơn và thường xuyên kiểm tra sâu bệnh cho cây để có biện pháp tiêu diệt kịp thời, đồng thời tránh việc lây lan sang các cây xung quanh.
Xem thêm:
Ứng dụng cây mít và cây phượng tím